Like Us On Facebook

Bức tranh "lệch pha" của thị trường bất động sản TPHCM

Theo nhiều chuyên gia, thách thức lớn nhất của thị trường BĐS thành phố chính là việc gia tăng nhu cầu nhà ở rất lớn của các tầng lớp dân cư trước áp lực tăng dân số cơ học, trong lúc nguồn lực của Nhà nước để phát triển hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển.

Tóm tắt
Theo lý giải của ông Marc Town Send, Tổng giám đốc CBRE, trong 4 năm tới, bức tranh thị trường tại những khu vực này sẽ phong phú hơn. Đó là nhờ vào những nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của Tp.HCM đang dồn vào tuyến metro đầu tiên, Xa lộ Hà Nội mở rộng, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Vành Đai Trong ...
Một số nhà quy hoạch cũng cho rằng Tp.HCM đang thực hiện quá trình giãn dân đô thị bằng việc phát triển nhiều khu đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch tốt thì chúng ta dễ dàng lập lại thời kỳ bê tông hóa đô thị, tức là đâu đâu cũng toàn là nhà chọc trời mà thiếu đầu tư mở rộng hạ tầng giao thông kết nối, tạo nên những nút thắt cổ chai. 

Khu đầy dự án - khu đầy cỏ dại
Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), cho biết hiện toàn thành phố có 1.219 dự án nhà ở, bao gồm nhiều dự án xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp. Trong đó có 40% nhà ở đã hoàn thành, 33% dự án đang thực hiện đầu tư, 19% đang thi công và 8% đang ngưng thi công. Số dự án nhà ở tập trung nhiều trong thời gian gần đây thuộc về quận 2, 9 và Thủ Đức (hay còn gọi là khu Đông). Đặc biệt, dự án nhà ở “ăn theo” tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã lên con số gần 500, đều là dự án phân khúc cao cấp.
Về vấn đề này, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn công ty CBRE Việt Nam, khẳng định rằng mật độ xây dựng tại khu Đông vẫn còn khá lớn vì thành phố đã quy hoạch nhiều dự án hạ tầng giao thông tốt. Nếu nhìn về tương lai, thành phố vẫn dành một nguồn lực tài chính khá lớn để tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối khu Đông với nhiều khu vực khác, do vậy đây vẫn là khu vực sôi động các dự án BĐS trong thời gian dài.
Còn theo lý giải của ông Marc Town Send, Tổng giám đốc CBRE, trong 4 năm tới, bức tranh thị trường tại những khu vực này sẽ phong phú hơn. Đó là nhờ vào những nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của Tp.HCM đang dồn vào tuyến metro đầu tiên, Xa lộ Hà Nội mở rộng, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Vành Đai Trong và tương lai có thể là cả một hệ thống giao thông đường thủy nhộn nhịp dọc sông Sài Gòn. Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ tạo nên một hệ thống hạ tầng giao thông khép kín.
Chính vì lý do đó, nếu nhìn vào bức tranh tổng thể của thị trường BĐS thành phố, các chuyên gia kinh tế đều chỉ ra rằng đang có một sự phát triển “lệch pha” rất rõ rệt. Đó là, những khu đô thị vệ tinh được quy hoạch hơn 10 năm trước như khu đô thị Cát Lái, Thủ Thiêm với hạ tầng giao thông đồng bộ đang bị nén chặt. Ngược lại, một số khu đô thị phía Tây Bắc (quận 12, Củ Chi, Hóc Môn…) vẫn trong tình trạng “cỏ nhiều hơn người”.
Một số nhà quy hoạch cũng cho rằng Tp.HCM đang thực hiện quá trình giãn dân đô thị bằng việc phát triển nhiều khu đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch tốt thì chúng ta dễ dàng lập lại thời kỳ bê tông hóa đô thị, tức là đâu đâu cũng toàn là nhà chọc trời mà thiếu đầu tư mở rộng hạ tầng giao thông kết nối, tạo nên những nút thắt cổ chai. Chính vì nguyên do trên mà mới đây thành phố phải thực hiện quy hoạch lại khu Đông, theo hướng phân bổ quy mô dân số và các chỉ tiêu quy hoạch đô thị phải có sự khác biệt so với các khu vực khác có tốc độ phát triển đô thị hóa chậm.
Bài toán kéo giãn dân
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng cần phát triển các khu đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị Tp.HCM, vượt ra ngoài ranh giới hành chính. Trên thực tế, các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Dĩ An, Lái Thiêu, Tp.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Tp.Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành, Tp.Bà Rịa, Tp.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phát triển thành các thành phố vệ tinh của Tp.HCM. Đây có thể được xem là giải pháp căn cơ để đô thị thành phố phát triển bền vững, tránh dồn quá nhiều vào khu trung tâm.
Một vấn đề rất quan trọng cũng cần được xem xét thỏa đáng, theo ông Châu đó là tác động của quy mô dân số đến quá trình chỉnh trang, phát triển đô thị và giải quyết nhà ở cho người dân thành phố. Từ trước đến nay, số liệu quy mô dân số của các quận, huyện được dựa trên số liệu thống kê chính thức (theo hộ khẩu hoặc KT3), nên chưa bao hàm đầy đủ số cư dân vãng lai và tăng cơ học, do Tp.HCM luôn luôn có sức hấp dẫn rất lớn thu hút người nhập cư.
Ví dụ, quận Bình Thạnh là nơi đã tiếp nhận nhiều hộ dân tái định cư của các dự án trọng điểm từ khu vực trung tâm thành phố trong những năm trước đây. Theo quy hoạch đến năm 2020, quy mô dân số của quận Bình Thạnh là 560.000 dân, nhưng hiện nay, quy mô dân số theo số liệu thống kê (có hộ khẩu thường trú và diện KT3) khoảng 480.000 người, số dân vãng lai và tạm trú khoảng 80.000 người, tổng dân số thực tế đã lên đến 560.000 người, tương đương với quy mô dân số dự kiến vào năm 2020.
“Nếu không điều chỉnh quy mô dân số đến năm 2020 của quận Bình Thạnh thì quận này sẽ thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn để chỉnh trang, phát triển đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở trên địa bàn một cách căn cơ và hiệu quả”, ông Châu nói.
Trong 5 năm tới, dự báo quy mô dân số Tp.HCM đến năm 2020 vào khoảng trên 12 triệu người. Từ đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM đề nghị cần thiết điều chỉnh chỉ tiêu quy mô dân số các quận, huyện ở mức độ hợp lý hơn, tạo điều kiện để các quận, huyện thực hiện chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị bền vững và phát triển nhà ở, nhằm tránh việc dồn nén quá chặt vào một quận, huyên nào đó, làm tăng áp lực lên hạ tầng cơ sở.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ

Vì sao dự án BĐS tại TPHCM ngưng thi công tăng mạnh?

Vì sao dự án BĐS tại TPHCM ngưng thi công tăng mạnh?

Thị trường BĐS Tp.HCM đang xuất hiện những gam màu xám. Đó là, số lượng dự án BĐS bị ngưng triển khai đang có xu hướng tăng, theo Sở Xây dựng thì con số này hiện nay đã trên 500 dự án.

Tóm tắt
Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, trong 9 tháng năm 2015 đơn vị này đã thẩm định trình UBND thành phố 78 dự án phát triển khu đô thị, nhà ở mới. Trong đó, có 31 hồ sơ công nhận chủ đầu tư, diện tích sàn xây dựng tăng trên 5,9 triệu m2, tổng mức đầu tư dự kiến tăng trên 14 nghìn tỷ đồng. 
Những giải pháp căn bản hỗ trợ thị trường BĐS, nhất là cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đã được đề cập trong các của Chính phủ, vấn đề là chậm triển khai. Các doanh nghiệp đều có kỳ vọng sẽ có sự nới lỏng ra, thông thoáng và phù hợp thực tế hơn.

Hơn 40% dự án phải tạm dừng
Thị trường BĐS cả nước nói chung, Tp.HCM nói riêng đã thoát đáy và đang trong chu kỳ phục hồi mạnh. Dòng vốn đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay đổ vào thị trường BĐS đã vượt con số 2 tỷ USD, chiếm 11% tổng vốn đăng ký.
Ngoài ra, chính sách cho Việt kiều, người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở cũng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường BĐS. Mới đây, Việt Nam đã hoàn tất các phiên đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), và sắp tới trở thành thành viên quan trọng của Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC)…sẽ đẩy nhu cầu về nhà ở tăng mạnh.
Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, trong 9 tháng năm 2015 đơn vị này đã thẩm định trình UBND thành phố 78 dự án phát triển khu đô thị, nhà ở mới. Trong đó, có 31 hồ sơ công nhận chủ đầu tư, diện tích sàn xây dựng tăng trên 5,9 triệu m2, tổng mức đầu tư dự kiến tăng trên 14 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, có 47 hồ sơ chấp thuận đầu tư, tăng 14 dự án so với cùng kỳ, diện tích sàn xây dựng tăng 1,9 triệu m2, quy mô tăng 16.836 căn hộ chung cư, 1.531 nhà ở riêng lẻ, với tổng mức đầu tư khoảng 61 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, mức tiêu thụ căn hộ tại thành phố đã tăng mạnh trở lại trong một khoảng thời gian dài, nhưng trong số 1.219 dự án phát triển nhà ở vẫn có đến 405 dự án chưa khởi công. Với 325 dự án đã khởi công cũng có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công. Tính cả các dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công thì số lượng lên đến 502 dự án, chiếm 41%.
Vậy đâu là nguyên nhân?
Là người nghiên cứu khá kỹ về con đường thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư dự án BĐS, ông Thân Thành Vũ, Phó Chủ tịch Hội BĐS Du lịch Việt Nam (VNTPA) cho biết một dự án đầu tư liên quan ít nhất 12 cơ quan ban ngành ở địa phương, có đến 22/44 nhóm công việc lớn phải làm gắn trực tiếp với sự quản lý và phê duyệt của chính quyền.
Còn TS. Phạm Thái Sơn thuộc Đại học Việt – Đức cũng cho rằng tồn tại đầu tiên trong công tác phát triển dự án nhà ở tại Tp.HCM là thời gian phát triển dự án kéo dài. Theo đó, trước khi có thể khởi công công trình phải tiến hành đăng ký đầu tư; tiếp nhận thông tin và chỉ tiêu quy hoạch; thủ tục công nhận chủ đầu tư; lập quy hoạch 1/500; thủ tục chấp thuận đầu tư; thẩm định và phê duyệt dự án; nhận quyết định giao, cho thuê đất...
Theo đó, với quy trình này, một dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước, có quy mô nhỏ hơn 20 ha, thời gian làm thủ tục hành chính theo quy định sẽ mất khoảng 464 ngày làm việc. Dự án quy mô từ 20 - 100 ha sẽ mất 486 ngày. Các dự án thực hiện thông qua hình thức đấu thầu với quy mô từ 20 - 100 ha sẽ cần khoảng 605 ngày làm việc.
Do thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của một dự án kéo dài nên thời gian qua số lượng dự án bị thu hồi do tiến độ chậm trễ tăng vọt. Nếu như vào cuối năm 2013 chỉ có 85 dự án bị thu hồi thì đến tháng 7/2014 con số này là 162 dự án và đến tháng 8/2018 con số này lên đến 189 dự án.
Giải pháp căn cơ để cứu DN
Theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Quỹ Jen Capital, cho biết: “Thị trường BĐS Việt Nam nếu nhìn về 5 năm nữa vẫn là lĩnh vực thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian gần đây, có rất nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới đến tìm hiểu và có chiến lược thâm nhập thị trường chúng ta. Tuy nhiên, đối với một dự án có sẵn hoặc khu đất để phát triển mà thủ tục kéo dài trên 2 năm là họ không bao giờ đeo đuổi”.
Còn theo ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư thuộc Quỹ Dragon Capital, nhà nước cần phải “tháo khoán” và minh bạch hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư dự án BĐS. Bởi vì, các nhà đầu tư có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tính rõ ràng và nhanh chóng của các vấn đề pháp lý liên quan đến dự án, nhất là công tác đền bù giải tỏa phải được thực hiện nhanh nhất có thể.
Đánh giá tổng thể, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nhận xét rằng, những giải pháp căn bản hỗ trợ thị trường BĐS, nhất là cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đã được đề cập trong các của Chính phủ, vấn đề là chậm triển khai. Các doanh nghiệp đều có kỳ vọng sẽ có sự nới lỏng ra, thông thoáng và phù hợp thực tế hơn.
Ông Châu đưa ra giải pháp, theo Luật Đất đai 2013, phần lớn các dự án BĐS tại thành phố được thực hiện theo phương thức Nhà nước thu hồi đất. Về khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi tính tiền sử dụng đất, thành phố cũng cần có cơ chế để xác định chi phí mà doanh nghiệp đã bồi thường, giải phóng mặt bằng một cách hợp lý, nhằm khắc phục triệt để tình trạng chủ dự án phải mua đất hai lần như hiện nay. Từ đó, các nhà đầu tư có điều kiện thuận tiện đễ đẩy nhanh thời gian thực hiện xây dựng dự án, đưa sản phẩm nhà ở ra thị trường và cuối cùng là giải quyết tốt bài toán đầu ra – đầu vào.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ

Không phải địa ốc Hà Nội hay Sài Gòn-Đây mới là thứ “ông lớn” BĐS đang thèm

Không phải địa ốc Hà Nội hay Sài Gòn-Đây mới là thứ “ông lớn” BĐS đang thèm
Một điểm thay đổi khá rõ nét trên lĩnh vực đầu tư các dự án bất động sản hiện nay đó là các chủ đầu tư triển khai dự án không những theo quy hoạch và còn theo kế hoạch. Trước đây, thị trường địa ốc khủng hoảng một phần là do đầu tư dự án dàn trải không có kế hoạch, theo phòng trào dẫn đến hệ lụy vỡ bong bóng.
Nay, dường như các chủ dự án đã đầu tư bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn. Thị trường bất động sản không “sốt nóng” nhưng cũng không kém sôi động. Có thể thấy ở phân khúc căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch, nhà giá thấp,…

Làn sóng bất động sản du lịch
Dù thị trường căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM đang là “tâm điểm” của thị trường địa ốc, nhưng không vì thế mà các “ông lớn” bỏ qua những mảng phân khúc khác.
Trong đó, BĐS du lịch rất đáng chú ý, điều này có được nhờ sự tăng trưởng cao của ngành, lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh ở Phú Quốc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang…đang là địa điểm thu hút đầu tư mạnh.
Trong khi Nha Trang, Đà Nẵng tiếp tục duy trì nhiều dự án nghỉ dưỡng đã được “đặt gạch” trong những năm trước, thì Phú Quốc, Quảng Ninh hay Thanh Hóa lại đang bùng nổ dự án mới triển khai. Trong đó, đặc biệt là Phú Quốc như “thỏi nam châm” hút dòng vốn đầu tư này.
Quy mô đầu tư của Phú Quốc hiện nay được cho là khoảng 8 tỷ USD được đăng ký từ 202 dự án. Đứng đầu trong số những nhà phát triển bất động sản ở đây là Vingroup với khoảng 9.000 tỷ đăng ký với loạt dự án lớn như Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Villas Phú Quốc, Khu vườn bách thú hoang dã Safari, sân golf…
Sau đó có thể kể tới là Sun Group với J.W Mariott, Ritz-Carlton Resort & Spa, Premier Village Phú Quốc Resort, The Sebel, Dự án cáp treo dài nhất thế giới và quần thể Khu vui chơi giải trí biển Hòn Thơm với số vốn đăng ký 8.627 tỷ đồng; CEO Group cũng đang là nhà phát triển lớn thứ 3 với dự án gồm Sonasea Villas & Resort 4.500 tỷ, Sonasea Residences và Sonasea golf; Một vài cái tên khác như Milton với số vốn 5.000 tỷ đồng, BIM Group với 1.267 tỷ.
Làn sóng đầu tư vào bất động sản du lịch còn nở rộ ở Hồ Tràm (Vũng Tàu) khi nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rót vốn vào đây. Quỹ đầu tư của Mỹ Harbinger Capital vừa công bố rót thêm 50 triệu USD vào dự án Hồ Tràm, nâng số vốn đầu tư lũy kết lên 1 tỷ usd; Tanzanite International (Singapore) cũng cam kết sẽ rót 500 triệu USD vào Hồ Tràm…Trong 10 tháng qua Bà Rịa –Vũng Tàu đã cấp phép khoảng 169,5 triệu USD vốn FDI.
Nhiều địa điểm khác cũng đang là “điểm nóng” của thị trường bất động sản du lịch. Đáng chú ý như Thanh Hóa, địa phương gần như không xuất hiện trên bản đồ dự án nghỉ dưỡng cao cấp này nay cũng đã xuất hiện khu Sầm Sơn Resort, Quảng Ninh với những dự án đồ sộ như Sun Group với khu quần thể vu chơi giải trí, cáp treo 6.000 tỷ, khu nghỉ dưỡng của Vingroup tại đảo Rều vừa khánh thành…
BĐS Cần Giờ (ven Tp.HCM) cũng đang tạo nên cơn sốt khi Saigon Sunbay – dự án lấn biển Cần Giờ được Tập đoàn Vingroup hồi sinh – khi rót vốn đầu tư vào cuối tháng 6/2015. Dự án này có tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỷ đồng.
Đổ về tỉnh lẻ
Với các tỉnh lẻ, miếng bánh đầu tư bất động sản đang nằm ở những khu trung tâm hành chính, có nhu cầu cao về bất động sản cũng đang lọt vào “mắt xanh” của các đại gia địa ốc.
Những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều được nhắm tới như Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…Những nhà phát triển bất động sản tên tuổi tiếp tục tiên phong trong mảng đầu tư này.
Đáng chú ý vẫn là Vingroup với nhiều dự án ở nhiều tỉnh thành như trung tâm hành chính Tp. Thanh Hóa 600 tỷ theo hình thức hợp đồng BT, dự án đối ứng là khu đô thị mới trung tâm Tp.Thanh Hóa (Đông Hương, Đông Hải); dự án Vincom Hà Tĩnh quy mô khách sạn 36 tầng và 115 căn biệt thự, nhà phố; Vincom Hạ Long; FLC Group với một số dự án ở tỉnh thành khác như Quy Nhơn, Thanh Hóa; HB Group mở rộng đầu tư ở Hội An…
Sự lên ngôi của bất động sản ở nhiều địa phương khiến nhiều “ông lớn” cũng đang thèm muốn miếng bánh bất động sản tỉnh lẻ. Chẳng hạn như kế hoạch đầu tư 16 dự án tại Cần Giuộc của Vạn Thịnh Phát với quỹ đất 1.500ha, trong đó có tới 3 KCN và 7 khu dân cư; Novaland muốn đầu tư vào Cần Giờ…
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ

Độ an toàn của thị trường BĐS hiện nay như thế nào?

Độ an toàn của thị trường BĐS hiện nay như thế nào?

Nhận định của các chuyên gia kinh tế gần đây cho thấy sự hồi phục của thị trường BĐS là tín hiệu tích cực với nền kinh tế, tuy nhiên thị trường vẫn ẩn chứa ít nhiều tình trạng bong bóng.

Tóm tắt
Số liệu gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại trong lĩnh vực BĐS, bao gồm cả BĐS công nghiệp, du lịch, nhà ở, văn phòng, cho vay cá nhân để sửa chữa, mua nhà trong 10 tháng qua đều tăng mạnh. 
Một nghiên cứu của VinaCapital cho thấy, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang cao, do vậy nhu cầu nhà ở trong giai đoạn tới sẽ tăng mạnh. Theo dự báo, đến năm 2025, dân số đô thị ước tính chiếm gần ½ tổng dân số cả nước, thu nhập đầu người tăng, sẽ cần thêm 5,1 triệu đơn vị nhà ở. 

Các nguy cơ lớn
Theo đó, thị trường BĐS hiện đang được cho là phục hồi khá nhanh nhưng chưa thật sự vững chắc, thị trường đang có sự tăng trưởng nguồn cung rất lớn ở phân khúc nhà ở cao cấp. Trong khi đó thị trường lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ với giá bán hợp túi tiền của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.
Một vấn đề lớn khác là tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại đang “đổ” vào thị trường rất lớn, vượt cả mức GDP hiện tại của cả nền kinh tế. Đây là kết quả của việc Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nới lỏng cho vay BĐS, giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150%, đã tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS.
Số liệu gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại trong lĩnh vực BĐS, bao gồm cả BĐS công nghiệp, du lịch, nhà ở, văn phòng, cho vay cá nhân để sửa chữa, mua nhà trong 10 tháng qua đều tăng mạnh. Dư nợ hiện nay khoảng 360 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2009, lúc thị trường thấp điểm nhất. So với tổng dư nợ của toàn hệ thống trên 3 triệu tỷ đồng, dư nợ riêng cho BĐS đang chiếm khoảng trên 11%.
Trong một cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây về vấn đề bong bóng BĐS, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc công ty TNHH CBRE Việt Nam, nhấn mạnh rằng có hai điều quan trọng mà chúng ta phải luôn quan tâm đến thị trường lúc này. Đó là vấn đề nợ xấu vì nó vẫn chưa được giải quyết tốt và có thể cắt giảm số dự án trung cấp và cao cấp. Thay vào đó, Chính phủ ban hành nhiều chính sách tập trung hơn vào phân khúc nhà ở hợp túi tiền và nhà ở xã hội.
“Khó có thể xảy ra bong bóng BĐS, bởi nền kinh tế vĩ mô của chúng ta đang phục hồi tăng trưởng và ổn định. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường BĐS vẫn hết sức phức tạp nên không thể chủ quan mà cần phải chủ động, đảm bảo thị trường BĐS phát triển bền vững. Có như vậy, các thị trường liên quan như xây dựng, hàng hóa mới phát triển ổn định”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã phát biểu trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội XIII, sáng 17/11.
Độ an toàn của thị trường như thế nào?
Còn theo Giám đốc danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư Dragon Capital, ông Vũ Hữu Điền, hiện nay thị trường BĐS đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc đều tăng mạnh. Từ đây đến cuối năm thị trường BĐS sẽ không có vấn đề gì và trong vòng 2 năm nữa thị trường vẫn tiếp tục phát triển.
Đưa ra kết luận này, ông Điền cho biết căn cứ vào giá BĐS chưa tăng nhiều, chưa tạo bong bóng nên thị trường không thể “sụp đổ”. Ngoài ra, hiện nay nguồn cung và cầu đã gặp nhau, rất phù hợp, không còn tình trạng lệch pha như giai đoạn trước. Lãi suất và lạm phát rất thấp nên trong tương lai ngắn thị trường vẫn “an toàn”, không thể sụp đổ.
Theo nhận định của Tập đoàn VinaCapital, thị trường BĐS Việt Nam đang bước vào giai đoạn giữa của chu kỳ phục hồi từ dưới đáy khủng hoảng 2008-2012. Thị trường đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh từ nay đến 2016, và nếu nhìn xa hơn 5 năm tới thì BĐS Việt Nam vẫn là “vùng đặc biệt” thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài.
Ông Andy Ho, Giám đốc VinaCapital khẳng định: “Số lượng nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam tăng 30% từ tháng 7/2015. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện chủ động chuyển sang đầu tư chứng khoán và BĐS tại Việt Nam do lãi suất tiền gửi thấp, lạm phát giảm, thanh khoản dồi dào và vàng mất giá trong thời gian dài. Do vậy, thị trường BĐS vẫn tiếp tục phát triển tốt trong những năm tới”.
Một nghiên cứu của VinaCapital cho thấy, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang cao, do vậy nhu cầu nhà ở trong giai đoạn tới sẽ tăng mạnh. Theo dự báo, đến năm 2025, dân số đô thị ước tính chiếm gần ½ tổng dân số cả nước, thu nhập đầu người tăng, sẽ cần thêm 5,1 triệu đơn vị nhà ở. Trong đó, một nửa trong số đó có nhu cầu về nhà ở hợp túi tiền. Thị trường BĐS sẽ được kích thích tăng trưởng tốt trong giai đoạn dài nhờ vào động lực Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương…
Để thị trường BĐS không phải rơi vào tình trạng đóng băng, trong văn bản gửi UBND Tp.HCM ngày 18/11, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị nhóm 4 giải pháp.
Theo đó, một là hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật điều chỉnh thị trường BĐS, quyết liệt cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả theo hướng minh bạch, nhanh chóng.
Hai là, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khi đã bồi thường được từ trên 80% diện tích, đảm bảo lợi ích người có đất, lợi ích của doanh nghiệp và của xã hội, nhằm giảm tối đa số lượng dự án bị ngưng triển khai, “đắp chiếu”.
Ba là, Nhà nước cần xem xét hợp lý khi khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng để tính tiền sử dụng đất dự án.
Và cuối cùng là Nhà nước cần đảm bảo nguồn vốn trung hạn, dài hạn với lãi suất khoảng 3-5% cho thị trường BĐS.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ

Căn hộ mẫu dự án Hưng Phúc - Happy Residence

Công ty Phú Mỹ Hưng vừa khai trương hai nhà mẫu căn hộ Hưng Phúc - Happy Residence tại trung tâm nhà mẫu Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP HCM) gồm kiểu nhà B1 (72m2) và A2 (91m2).  
polyad
Cả hai căn hộ mẫu đều doArtsy Expression thiết kế với tiêu chí chung là tạo nên những không gian sống sáng tạo, hiện đại, thời trang nhưng vẫn phát huy tối đa công năng, mang lại không gian sống tối ưu cho những gia đình trẻ. Trong ảnh là kiểu nhà B1 (72m2) được tối ưu công năng sử dụng bằng những tủ treo và kệ. Phòng khách sử dụng tác phẩm nghệ thuật với hệ thống đèn trần làm điểm nhấn.
polyad
Căn hộ sử dụng tông màu nhẹ nhàng, đơn sắc mang lại cảm giác thanh thoát, dễ chịu cho người sử dụng. Dù căn hộ diện tích vừa phải nhưng có đủ các không gian chức năng như ban công đón gió, chỗ giặt phơi.
polyad
Một khung cửa ước lệ ngăn cách phòng ăn và bếp giúp các chủ nhân gian bếp có không gian rộng thoáng. Phòng bếp ch ỉsử dụng những vật dụng thiết yếu, tránh việc bày biện chiếm không gian không cần thiết. Kèm theo là hệ thống tủ đủ để chứa các nhu yếu phẩm và vật dụng nhà bếp.
polyad
Với mẫu nhà A2 (91m2), ban công bố trí ngay phòng khách giúp cho không gian sinh hoạt chung có được sự thoáng mát khi lấy được các năng lượng tự nhiên. Đặc biệt, với một số căn hộ hướng Tây Nam, gia chủ có thể ngắm toàn cảnh khu biệt thự Mỹ Phú, Chateau với kiến trúc ngoại quan đồng bộ sang trọng, hưởng làn gió mát trong lành từ sông.  
polyad
Cách bố trí bếp mở sẽ hạn chế góc nhìn đối diện với tường. Thay vào đó các bà nội trợ khi chế biến, chuẩn bị thức ăn sẽ có hướng nhìn ra ngoài vừa tạo cảm giác dễ chịu cho tầm mắt, vừa trò chuyện với gia đình người thân.  
polyad
Không gian đầy tính sáng tạo dành cho thành viên nhí với những vật dụng được thiết kế riêng phù hợp nhu cầu sinh hoạt của các bé. Với màu xanh chủ đạo cùngnhững hiệu ứng 3D từ trò chơi lắp hình vui nhộn trên tường sẽ vun đắp cho con trẻ những giấc mơ cổ tích thần kỳ.
polyad
Tất cả phòng ngủ đều được bố trí cửa sổ tiếp xúc với không gian tự nhiên giúp lấy gió từ sông, ánh sáng và khí trời. Các mảng xanh công viên đô thị rộng đến 5,5ha xung quanh dự án cũng mang đến lợi thế về tầm nhìn cho các căn hộ.
polyad
Ngoài lợi thế tọa lạc trên đại lộ Nguyễn Lương Bằng, cạnh bên khu biệt thự Mỹ Phú và Chateau, dự án còn được thiết kế nhiều tiện ích như sân chơi cho trẻ, khu tiệc nước, không gian sinh hoạt cộng đồng, hồ bơi, hồ sục jaccuzi, phòng gym, khu vực tập yoga… Dự kiến quý IV/2015 các căn hộ Hưng Phúc - Happy Residence sẽ được chào bán.
Minh Trí

HAPPY VALLEY VILLA MUZC5

Happy Residence tại khu Nam Viên

Công trình được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 9.592m2, tổng diện tích sàn xây dựng chưa bao gồm tầng hầm là 72.384m2. Dự án Hưng Phúc – Happy Residence gồm 4 tòa nhà cao 19 tầng với hướng Đông Bắc tiếp giáp với đại lộ Nguyễn Lương Bằng và có tầm nhìn về toàn khu Nam Viên, hướng Tây Nam tiếp giáp với khu biệt thự Mỹ Phú 2. Vị trí của dự án Hưng Phúc – Happy Residence sát bên khu phố Riverside Residence đã đi vào hoạt động.
Dự án gồm 554 căn hộ và 13 cửa hàng, diện tích sử dụng các hộ từ 72~93m2, trong đó, số lượng căn hộ trên 90m2 (có thể bố trí 3 phòng ngủ) chiếm tỷ lệ hơn 37%, số còn lại là loại căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích từ 72~78m2.
Tại tầng 2 của tòa nhà là một hoa viên lộ thiên kết nối 4 tòa nhà trên một khối đế bằng chiều dài lô đất. Toàn bộ tiện ích khu phố cũng được bố trí tại đây, bao gồm hồ bơi, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập Yoga, phòng tập thể dục, phòng chơi trẻ em, nhà câu lạc bộ và 2 khu vực tiệc nướng ngoài trời.
Dự án Hưng Phúc – Happy Residence dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào quý 3/2015.
Can ho happy Residence

hông gian sống tốt là sự khởi nguồn cuộc sống hạnh phúc

Không chỉ nơi ở, đó phải là nơi để sống không chỉ là một ngôi nhà đơn lẻ đó phải là tổ hợp không gian sống trong đô thị đáng sống để mang đến cho bạn những giá trị nền tảng của cuộc sống hạnh phúc.
Một không gian sống mà bạn hằng mong muốn.
Trân trọng giới thiệu: căn hộ Hưng Phúc – Happy Residence.

Vi Tri

Vị trí giữa “tâm xanh” thanh bình – Bốn phía thịnh vượng – Cuộc sống là trường ca hạnh phúc

– Ngay khu Nam Viên nơi có mật độ cây xanh và nhiều công viên nhất Phú Mỹ Hưng
– Phía trước ngay mặt tiền đại lộ thương mại Nguyễn Lương Bằng, hướng nhìn ra 3 công viên Nam Viên rộng 4,5ha
– Phía sau: cạnh Khu biệt thự Mỹ Phú, gần khu Biệt thự lâu đài Chateau, công viên Mỹ Phú 1,2,3 rộng 9,500m2, dòng sông cảnh quan
– Bên trái: Khu phố Riverside Residence

THÔNG TIN DỰ ÁN MỚI CỦA CÔNG TY PHÚ MỸ HƯNG:

Tên dự án: Hưng Phúc – Happy Residence
Loại: Căn hộ
Vị trí: Lô S10-2 tại phía Nam khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dọc đường Nguyễn Lương Bằng.
Tổng diện tích đất: 9.592m2
Tổng số tòa nhà: 4
Số tầng: 19
Tổng số căn hộ: 554
Tổng số cửa hàng: 13
Diện tích căn hộ: 72m2 ~ 93m2
Thời gian dự kiến công bố: 10/2015 (Kế hoạch)

Mặt Bằng Tầng

 Mặt bằng tổng thể dự án Căn hộ Hưng Phúc – Happy Residence

can ho hung phuc

Mặt bằng tầng:

BĐS khu Nam Sài Gòn: Ăn theo Phú Mỹ Hưng

Kể từ khi triển khai xây dựng công trình khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại khu Nam Thành phố, sự tăng trưởng về mọi mặt ở nơi đây được xem là những bước thay đổi tích cực.

Tóm tắt
Nam Sài Gòn đã được chọn vì những lý do sau: Dải đô thị nằm dọc cùng trục và gần hai quận trung tâm là quận 1, quận 5, hệ thống giao thông sẵn có nên dễ dàng kết nối. Đồng thời, phát triển theo hướng Nam cũng phù hợp với xu thế phát triển của những đô thị lớn trên thế giới, đó là phát triển tiến dần ra biển. 

Nói khái quát về những thành công mà Phú Mỹ Hưng đạt được trong 2 thập niên, các chuyên gia cho rằng đó là việc khai phá hiệu quả một vùng đất đầm lầy bị lãng quên và khẳng định một hướng phát triển của thành phố hướng ra biển; tạo không gian đô thị hướng đến nếp sống văn minh đô thị, xây dựng hệ thống dịch vụ hạ tầng đồng bộ và kỹ năng tổ chức quản lý đô thị hiện đại...
Chính từ khu đô thị kiểu mẫu này, Tp.HCM đã chọn cả khu Nam (quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè, và Cần Giờ) trong tương lai sẽ trở thành một đặc khu kinh tế. Cũng từ đây, với hệ thống hạ tầng giao thông có độ bao phủ lớn như đại lộ Nguyễn Văn Linh, cảng Hiệp Phước, luồng Soài Rạp, cầu Phú Mỹ… Tp.HCM tiếp tục chiến lược đầu tư nhiều tuyến đường kết nối đồng bộ để vực dậy khu vực này.
Theo đó, từ nay đến năm 2018, khu Nam sẽ được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường kết nối từ cảng Hiệp Phước đến những khu dân cư trong khu vực. Công ty Phú Mỹ Hưng sẽ đầu tư dự án hầm chui tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ theo hình thức BT. Dự án tuyến metro số 4 sẽ kết nối cả khu Nam này với trung tâm thành phố hiện hữu…
Ông Trương Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng, cho biết: “Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ các hướng phát triển của thành phố trước khi quyết định chọn Nam Sài Gòn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển khu công nghiệp và khu đô thị lớn”.
Theo đó, hướng Bắc có điều kiện đất đai và hạ tầng rất tốt, tuy nhiên, nếu phát triển khu đô thi với quy mô lớn ở đây thì về lâu dài có thể ảnh hưởng không tốt đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước của Tp.HCM.
Mặt khác, phát triển về hướng Tây ở thời điểm đó hạ tầng chưa hoàn thiện, vị trí nằm xa quận 1 và quận 5 – hai quận trung tâm sầm uất của thành phố. Quận 2 thì gần quận trung tâm, nhưng điểm hạn chế bị ngăn cách bởi sông Sài Gòn.
Vì vậy, Nam Sài Gòn đã được chọn vì những lý do sau: Dải đô thị nằm dọc cùng trục và gần hai quận trung tâm là quận 1, quận 5, hệ thống giao thông sẵn có nên dễ dàng kết nối. Đồng thời, phát triển theo hướng Nam cũng phù hợp với xu thế phát triển của những đô thị lớn trên thế giới, đó là phát triển tiến dần ra biển. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên khu Nam Sài Gòn khá tốt, có hệ thống kênh rạch dày đặc, nằm gần rừng phòng hộ Cần Giờ - lá phổi xanh của Tp.HCM - nên đây là điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển đô thị sinh thái.
“Có thể nói, khu Nam Sài Gòn hội đủ yếu tố thuận lợi về mọi mặt để nâng giá trị đô thị lên một mức cao hơn nếu phát triển theo hướng này”, ông Hưng nói.
Hiện tại những vị trí có thể phát triển được bất động sản, ngoài quận 7 ra thì những khu vực lân cận đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và kinh doanh BĐS. Chẳng hạn, các dự án BĐS tại quận 7 hiện tại đều được phát triển dọc theo tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ. Theo quan sát, trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn dẫn vào khu cảng Hiệp Phước, nhiều dự án “chết lâm sàng” nhiều năm qua giờ đây đã bắt đầu tái khởi công để bán ra thị trường.
Những dự án đang có tiến độ đầu tư tốt, khách hàng mua nhiều do nằm giáp ranh với quận 7, như tổ hợp dự án Sunrise City của Novaland, Khu đô thị Hạnh Phúc của Tổng Công ty Xây dựng số 1, Dự án Terra Rosa của công ty Khang Nam, Dự án Skyway Residence của Lĩnh Phong, Khu dân cư Trung Sơn, “làng biệt thự” của công ty Phú Long, dự án The Everich 2 & 3 của công ty Phát Đạt, tổ hợp Jamona City của Sacomreal, khu dân cư Tân Tạo của BCI …
Một số gương mặt mới cũng bắt đầu xuất hiện tại Nam Sài Gòn với những dự án khá cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm. Điển hình như tập đoàn Hưng Thịnh với dự án Floria; Vạn Phát Hưng vừa triển khai kinh doanh dự án chung cư Hoàng Quốc Việt; công ty Cổ Phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát với chuỗi 4 dự án cao ốc Hưng Phát Silver Star; công ty địa ốc An Gia với dự án An Gia Riverside và sắp tới vào đầu tháng 10 tới sẽ tiếp tục công bố ra thị trường một dự án cao cấp mới nằm gần đấy...
Khu Nam Sài Gòn đang có gì?

Trên công thường thi công dự án tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng cách giao thương từ Tp.HCM, đi qua khu Nam đến các tỉnh miền Tây.
Trên công thường thi công dự án tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng cách giao thương từ Tp.HCM, đi qua khu Nam đến các tỉnh miền Tây.

Dự án The Everich 3 của Phát Đạt đang thi công gần hoàn thiện tầng hầm.
Dự án The Everich 3 của Phát Đạt đang thi công gần hoàn thiện tầng hầm.

Sau nhiều năm nằm yên, dự án The Everich 2 của Phát Đạt đã được tái khởi công nhằm đón cơ hội thị trường khu Nam đang nóng bỏng.
Sau nhiều năm nằm yên, dự án The Everich 2 của Phát Đạt đã được tái khởi công nhằm đón cơ hội thị trường khu Nam đang "nóng bỏng".

Một dự án khu dân cư đang được san lấp mặt bằng chuẩn bị đầu tư trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Nơi đây, chỉ 2 tháng trước vẫn còn là mênh mông bụi rậm.
Một dự án khu dân cư đang được san lấp mặt bằng chuẩn bị đầu tư trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Nơi đây, chỉ 2 tháng trước vẫn còn là mênh mông bụi rậm.

Một dự án căn hộ cao cấp của tập đoàn M.I.K đang có tiến độ thi công khá tốt.
Một dự án căn hộ cao cấp của tập đoàn M.I.K đang có tiến độ thi công khá tốt.

Khu vực dự án của công ty địa ốc Phú Long. Nơi được nhiều người gọi là làng biệt thự, đang được gấp rút thi công để bàn giao cho khách hàng trước Tết năm nay.
Khu vực dự án của công ty địa ốc Phú Long. Nơi được nhiều người gọi là "làng biệt thự", đang được gấp rút thi công để bàn giao cho khách hàng trước Tết năm nay.

Một góc khu Nam Sài Gòn nhìn từ trên cao.
Một góc khu Nam Sài Gòn nhìn từ trên cao.

Trên công trường thi công chung cư cao cấp Hưng Phát 2, nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ.
Trên công trường thi công chung cư cao cấp Hưng Phát 2, nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ.

Chỉ trong vòng 20 năm, từ một vùng đầm lầy muỗi nhiều hơn người, Phú Mỹ Hưng ngày nay đã được phát triển thành một khu đô thị kiểu mẫu ngang tầm thế giới.
Chỉ trong vòng 20 năm, từ một vùng đầm lầy muỗi nhiều hơn người, Phú Mỹ Hưng ngày nay đã được phát triển thành một khu đô thị kiểu mẫu ngang tầm thế giới.

Dọc tuyến đường dẫn vào cảng Hiệp Phước, dự án biệt thư, nhà phố đang mọc lên khá dày đặc.
Dọc tuyến đường dẫn vào cảng Hiệp Phước, dự án biệt thư, nhà phố đang "mọc" lên khá dày đặc.

Khu dân cư Làng Đại học Nam Sài Gòn. Đây là một mô hình khu dân cư khép kín, đa số phục vụ sinh viên và đội nghủ chuyên gia, giảng viên.
Khu dân cư Làng Đại học Nam Sài Gòn. Đây là một mô hình khu dân cư khép kín, đa số phục vụ sinh viên và đội nghủ chuyên gia, giảng viên.

Phác phảo giai đoạn 2 của Khu dân cư Trung Sơn tại huyện Bình Chánh. Khu dân cư này nằm ngay ngã 3 giao giữa quận 8 và quận 7.
Phác phảo giai đoạn 2 của Khu dân cư Trung Sơn tại huyện Bình Chánh. Khu dân cư này nằm ngay ngã 3 giao giữa quận 8 và quận 7.

Dự án Khu dân cư của BCI đang được thi công phần cao tầng.
Dự án Khu dân cư của BCI đang được thi công phần cao tầng.

Khu đô thị Hạnh Phúc nằm trên đường Nguyễn Văn Linh cũng vừa được tái khởi công xây dựng sau nhiều năm khá chậm.
Khu đô thị Hạnh Phúc nằm trên đường Nguyễn Văn Linh cũng vừa được tái khởi công xây dựng sau nhiều năm khá chậm.

Hưởng lợi từ trục đường Nguyễn Văn Linh kéo dài từ quận 7 đến huyện Bình Chánh, dự án nhà ở xã hội của công ty Hoàng Quân đang được xây dựng hoàn thiện.
Hưởng lợi từ trục đường Nguyễn Văn Linh kéo dài từ quận 7 đến huyện Bình Chánh, dự án nhà ở xã hội của công ty Hoàng Quân đang được xây dựng hoàn thiện.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
TỪ KHÓA